Nếu bạn còn nhiều thắc mắc về gỗ Gụ, loại gỗ được nhắc đến rất nhiều trong giới mỹ nghệ và nội thất thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Đồ gỗ Vinh Vương sẽ gửi đến bạn những thông tin chi tiết nhất.
Giới thiệu chung về gỗ Gụ
Gụ là một loại cây thân gỗ lớn thuộc dòng thực vật họ đậu. Ở Việt Nam gỗ gụ thường được gọi với tên khác nhau như là: Gỗ gụ lau, gỗ gõ dầu, gỗ gõ hương, gỗ gụ hương
Là cây thân gỗ lớn, một cây trưởng thành cao khoảng từ 20m -30m, đường kính của thân gỗ thường ở mức khoảng từ 0,6 đến 0,8m, cũng có một số cây phát triển đến hơn 1m.
Cây Gụ thường phát triển tốt nhất ở những vùng rừng rậm nhiệt đới, nơi có nhiều mưa ẩm, tầng đất dày, không có ngập úng sau mưa và ở những nơi độ cao không vượt quá 700m so với mực nước biển.
Hiện nay, cây Gụ là loại cây còn lại rất ít, chỉ còn ở sâu trong những cánh rừng già ở Việt Nam, Campuchia, Lào, Nam Phi,…. Bên cạnh đó, hiện nay loại cây này cũng đang được trồng tái sinh tại nhiều tỉnh ở Việt Nam và Lào.
Các loại gỗ Gụ
Gỗ Gụ thực chất được phân chia không theo cơ sở khoa học nào mà chủ yếu được gọi với những cái tên khác nhau do xuất xứ gỗ đến từ những vùng khác nhau là chính như:
- Gụ ta: Là loại gỗ Gụ có xuất xứ ở rừng Việt Nam, loại này cực kỳ quý hiếm, chỉ chủ yếu phân bố ở Quảng Bình. Gỗ Gụ ta thường có đặc điểm là tâm gỗ mịn hơn gỗ gụ Lào, tâm gỗ Lào nhìn hơi thô do nên thường ít được ưa chuộng hơn
- Gụ Lào: Là loại gỗ Gụ có nguồn gốc từ Lào, được nhập về Việt Nam
- Gụ mật: Là loại gỗ Gụ được trồng công nghiệp nhiều tại Lào và Gia Lai. Chất gỗ Gụ mật thường có màu nâu đen, khi mới xẻ ra thường có màu vàng nâu nhưng sau thời gian để càng lâu thì gỗ ngày càng có màu thẫm và càng bóng như màu mật ong để lâu.
- Gụ Nam Phi: Loại gỗ có xuất xứ từ Nam Phi và được nhập khẩu về Việt Nam. Gụ Nam Phi thường có màu sắc từ hồng rất nhạt đến màu nâu đỏ đậm hơn. Nhiều khi cũng có những vệt màu từ trung bình đến nâu đỏ và màu sắc có xu hướng đậm dần theo tuổi của gỗ.
Kết cấu gỗ Gụ Nam Phi từ mịn đến trung bình, vân gỗ thẳng nhưng có đặc điểm là lồng vào nhau, đôi khi điều đó tạo nên một dải ruy băng đẹp, độ bền gỗ tốt, ít cong vênh co ngót hơn so với gỗ thường.
Đặc điểm của gỗ Gụ
Khi chưa được khai thác thường có đặc điểm dễ nhận biết là màu vàng nhạt, hay vàng trắng, để lâu thì nó sẽ được chuyển sang màu nâu thẫm và có những đặc điểm chung có thể kể đến đó là vân của gỗ Gụ rất mịn và đẹp, sở hữu hình dáng như hoa, đa dạng, nhìn rất thích mắt, khi đưa lên mũi sẽ thấy mùi chua và không hăng.
Những đặc điểm gỗ Gụ cũng có thể được được đánh giá chung thành những ưu điểm và nhược điểm như sau:
Ưu điểm
- Ưu điểm là có đường vân rất thẳng, màu sắc gỗ Gụ vô cùng đẹp mắt.
- Thường sở hữu đường kính thân cây lớn nên loại gỗ này có thể giúp cho việc thiết kế, tạo kiểu sản phẩm đồ nội thất mỹ nghệ vô cùng dễ dàng, thuận lợi, không mất quá nhiều công sức.
- Loại gỗ này cũng vô cùng dễ đánh bóng, với khả năng chống chịu ngoại lực tốt, ít bị cong vênh cũng như bị xâm hại bởi mối mọt , tuổi thọ độ bền cao có thể lên đến 100 năm tuổi.
Nhược điểm
Thuộc loại gỗ quý hiếm nên nhược điểm chính của nó là sản lượng cây gỗ Gụ ở Việt Nam hiện nay không còn được nhiều như trước. Để có nguyên liệu phục vụ sản xuất đồ gỗ thì phải thường xuyên được nhập khẩu chủ yếu ở Lào.
Cùng với đó là khả năng sinh trưởng của loại cây này chậm nên nguồn gỗ khan hiếm khiến giá thành tương đối cao.
Ứng dụng của gỗ Gụ
Hiện nay, gỗ Gụ thường được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ nội thất theo phong cách xưa cổ, bởi dòng gỗ này có đặc trưng cao cấp với nhiều mẫu dáng, thiết kế độc đáo, bắt mắt tinh xảo.
Các sản phẩm từ dòng gỗ Gụ phải kể đến đó là: Tủ đựng đồ, bàn trà, trường kỷ, tranh gỗ, câu đối, giường ngủ…..và còn rất nhiều sản phẩm nội thất khác, tiêu biểu đó là:
Bàn ghế
Những ngôi nhà gỗ, biệt thự theo hơi hướng truyền thống thường rất ưa chuộng kiểu bàn ghế trường kỷ gỗ gụ, hay bàn ghế giả cổ được làm từ gỗ Gụ tinh xảo, độc đáo với hoa văn cầu kỳ, đầy kỹ nghệ mang đậm phong cách Á Đông.
Sập thờ
Sập thờ được làm bằng gỗ Gụ thường có thiết kế sang trọng, màu gỗ tự nhiên, chạm khắc rồng phượng… luôn thể hiện được sự tôn kính của gia chủ với người đã khuất.
Hay sập thờ gỗ gụ xuất hiện ở nhà chung cư, biệt thự cũng khiến không gian ngôi nhà thêm phần lộng lẫy, đặc biệt hơn.
Sập gỗ
Sập gỗ Gụ là một trong những dòng sản phẩm nội thất mang phong cách cổ xưa được nhiều người ưa chuộng bởi vẻ đẹp truyền thống. Với sự xuất hiện của loại sập Gụ này còn góp phần tăng thêm sự mộc mạc nhưng đầy ấn tượng cho không gian nhà ở và là một nơi tiếp khách hay nghỉ ngơi khá lý tưởng.
Kết luận
Như vậy, Đồ gỗ Vinh Vương đã gửi đến bạn những thông tin chi tiết về gỗ Gụ. Nếu bạn đang tìm địa chỉ uy tín chuyên cung cấp các sản phẩm độc đáo, tinh xảo từ gỗ Gụ hoặc các loại gỗ quý hiếm khác thì đừng bỏ qua Đồ gỗ Vinh Vương. Để tham khảo thêm về các loại gỗ khác, bạn hãy truy cập ngay Website: Dogovinhvuong.com nhé.